Sơn Tây Hà Nội Có Bao Nhiêu Xã

Sơn Tây Hà Nội Có Bao Nhiêu Xã

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Sơn Tây còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi diện mạo đô thị ngày càng hoàn thiện và khai thác tối đa lợi thế du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh. Giá đất Sơn Tây ấm dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông nơi đây.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Sơn Tây còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi diện mạo đô thị ngày càng hoàn thiện và khai thác tối đa lợi thế du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh. Giá đất Sơn Tây ấm dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông nơi đây.

Quy hoạch đô thị thị xã Sơn Tây

Hệ thống kết cấu hạ tầng của thị xã Sơn Tây đã và đang được tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp. Hiện tại, một số khu đô thị đã và đang được xây dựng, hoàn thành trên địa bàn thị xã Sơn Tây gồm:

Khu đô thị Thiên Mã (xã Sơn Đông), Khu đô thị Green City - Thuần Nghệ (phường Quang Trung và Viên Sơn), Khu đô thị Đồi Dền (phường Trung Sơn Trầm), Khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ (phường Trung Hưng), Khu đô thị Phú Thịnh (phường Phú Thịnh), Khu đô thị HUD - Sơn Tây (phường Trung Hưng, Quang Trung và Sơn Lộc),...

Sự hiện diện của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ làm thay đổi diện mạo thị xã và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, thị xã Sơn Tây sẽ là một trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Hà Nội, với chức năng là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng. Sơn Tây được định hướng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật phía Tây Bắc của Thủ đô.

Về tổ chức không gian đô thị, được chia làm 3 vùng chính: Khu bảo tồn, hạn chế phát triển; khu phát triển đô thị mới và khu tổ hợp Y tế, trường đại học nằm về phía Tây.

Cụ thể, khu bảo tồn, hạn chế phát triển gồm khu thành cổ, phố cũ với hệ thống trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu. Nơi đây tổ chức không gian chủ yếu là thấp tầng, giữ nét đặc trưng của khu thành cổ, phố cũ.

Khu phát triển đô thị mới (Thành cổ làm trọng tâm) tập trung ở hướng Tây, khu vực hồ Xuân Khanh. Theo đó, sẽ phát triển đô thị mới về phía bờ Tây sông Tích, tôn tạo khu phố cũ ở bờ Đông sông Tích.

Khu tổ hợp Y tế, trường đại học nằm về phía Tây gắn với vùng du lịch hồ Xuân Khanh. Khu đại học có quy mô diện tích khoảng 301 ha, chủ yếu ngành nghề đào tạo về quân sự, văn hóa, nghệ thuật, xã hội... Khu tổ hợp y tế quy mô 54,12 ha gồm khu khám chữa bệnh, khu sản xuất dược phẩm và trang thiết bị y tế, khu nghiên cứu đào tạo.

Giao thông công cộng tại thị xã Sơn Tây

Hiện có 11 tuyến xe buýt đi qua và đi từ thị xã Sơn Tây, cụ thể gồm các tuyến sau:

Sơn Tây là vùng đất cổ với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Thị xã Sơn Tây nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng với nhiều nét văn hóa đặc trưng, nơi có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Sơn Tây được biết đến với các hình thức du lịch như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, làng cổ, đền chùa có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.

Thị xã Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: Chùa Khai Nguyên; Làng cổ Đường Lâm; Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Thành cổ Sơn Tây; Chùa Mía; hồ Đồng Mô, lễ hội Đền Và. Về ẩm thực có bánh tẻ Phú Nhi - loại bánh tẻ nhỏ, thon, nhân thịt nạc và mộc nhĩ ăn rất ngon. Gà Mía Đường Lâm - "đặc sản tiến Vua", một giống gà quý, mang dáng vẻ của con công.

Thị xã Sơn Tây ngày càng chú trọng đầu tư vào công tác giáo dục và đào tạo. Hệ thống trường học các cấp được cải thiện rõ rệt cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ và chuẩn hóa. Hạ tầng công nghệ thông tin cũng được được nâng cấp, cải thiện.

Toàn thị xã hiện có 46 trường mầm non, trường tiểu học và THCS công lập, 32 cơ sở mầm non ngoài công lập. Trong đó, có 36/46 trường công lập và 1 trường mầm non tư thục đạt chuẩn quốc gia. Đáng chú ý, thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường quân sự, được ví là "Thủ đô của lính".

Hệ thống y tế trên địa bàn thị xã Sơn Tây gồm có:

Cùng với đó là các phòng khám đa khoa, chuyên khoa của tư nhân, các cửa hàng thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.

Từ Hà Nội đi Sơn Tây bao nhiêu km?

Sơn Tây là một thị xã nằm ở ngoại thành Hà Nội. Nhờ có nhiều điều kiện hát triển về kinh tế về tự nhiên cũng như con người, lại nằm bên cạnh những con đường huyết mạch nên Sơn Tây luôn được coi là trung tâm văn hóa, kinh tế lớn, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận phía Tây- Bắc Hà Nội. Đến Sơn Tây hôm nay, ngoài việc tham quan khám phá những di tích lịch sử hay những ngôi làng cổ kính với nét văn hóa của ông cha ta ngày xưa, bạn còn được chứng kiến sự phát triển sôi động của vùng đất này.

Bạn cần dịch vụ chuyển nhà trọn gói hay dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói hãy liên hệ gọi Vina Moving để được hướng dẫn chu đáo

Từ Hà Nội đến Sơn Tây là một quãng đường không quá dài. So với khoảng cách từ Hà Nội đến một số đơn vị hành chính ngoại thành khác thì đến Sơn Tây là khoảng cách trung bình.

Từ Hà Nội đi Sơn Tây bao nhiêu km?

Thị xã Sơn Tây cách Hà Nội khoảng 40 km. Với quãng đường khá ngắn, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển như xe buýt, xe khách hoặc phương tiện cá nhân,

Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể đi xe 71 có lộ trình từ trung tâm Hà Nội đến Sơn Tây. Giá vé cho cả tuyến là 20 nghìn đồng, giá từng chặng là 8 nghìn đồng hoặc 14 nghìn đồng. Cứ cách khoảng 15-20 phút sẽ có một chuyến.

Nếu bạn đi lên Sơn Tây có thể đi xe khách. Những xe về Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… sẽ có lộ trình đi qua Sơn Tây. Bạn có thể hỏi lái xe để biết thêm về điểm dừng của xe.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân cũng có rất nhiều phương án cho bạn lựa chọn:

Cung đường thứ nhất qua quốc lộ 32: Bạn xuất phát từ trung tâm TP Hà Nội đi đến quận Cầu Giấy rồi ra Diễn – Nhổn- Trôi- Phùng. Sau đó bạn cứ đi thẳng thì đến Sơn Tây. Đây cũng là quốc lộ 32. Đoạn này có một số chỗ đang xây cầu trên cao nên bạn đi cẩn thận.

Cung đường thứ 2 bạn đi theo đường Láng Hòa Lạc. Xuất phát từ trung tâm TP Hà Nội, bạn đi theo cầu Trung Hòa rồi đến Láng Hòa Lạc. Tới ngã ba Hòa Lạc, bạn rẽ phải đi thẳng là sẽ rới Sơn Tây. Con đường này cũng dẫn bạn tới Thiên Đường Bảo Sơn và chùa Tây Phương.

Cung đường thứ 3 là bạn đi theo cầu Trung Hòa lên Quốc Oai, rẽ phải đi lên thị trấn Thạch Thất. Tiếp tục bạn đến thị trấn Gạch ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thì rẽ trái đi tầm 7 km nữa là tới được Sơn Tây.

Sơn Tây là một vùng đất có nhiều cảnh đẹp cũng như các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, gắn liền với các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. Bạn có thể thăm thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ Đường Lâm, đến hồ Đồng Mô ngắm cảnh…

Đặc biệt, làng cổ Đường Lâm là nơi sinh ra 2 anh hùng dân tộc nổi tiếng: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (898-944). Tiếp bước truyền thống hào hùng của cha ông, người dân Sơn Tây vẫn từng ngày tập trung phát triển kinh tế văn hóa, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quê hương phát triển ngày một giàu mạnh hơn.

Khoảng cách từ Sơn Tây đến các đơn vị hành chính khác

Như đã nêu trên, Sơn Tây là một thị xã trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Với vùng đất nghìn năm văn hiến, ngoài Sơn Tây, Hà Nội còn có rất nhiều địa điểm khác cũng có bề dày lịch sử và phong cảnh đẹp. Nếu bạn đến Sơn Tây thì có thể ghé thăm thêm một số quận huyện khác để khám phá mảnh đất tuyệt đẹp này.

Chúng tôi xin đưa ra thông tin về khoảng cách như sau:

Quận Hoàn Kiếm cách Sơn Tây 43 km.

Quận Cầu Giấy cách Sơn Tây 36 km.

Quận Ba Đình cách Sơn Tây 39 km

Quận Hai Bà Trưng cách Sơn Tây 48 km

Quận Đống Đa cách Sơn Tây 45 km.

Quận Nam Từ Liêm cách Sơn Tây 40 km

Quận Bắc Từ Liêm cách Sơn Tây 36 km

Quận Hoàng Mai cách Sơn Tây 55 km

Quận Thanh Xuân cách Sơn Tây 41 km

Quận Long Biên cách Sơn Tây 65 km

Quận Hà Đông cách Sơn Tây 42 km.

Những quận này nằm trong nội thành Hà Nội và có nhiều địa điểm du lịch đáng chú ý. Bạn có thể đến Hồ Gươm ở quận Hoàn Kiếm để tham quan tháp rùa, thăm chùa Ngọc Sơn, bạn có thể ra hồ Tây lộng gió ngắm cảnh thư giãn ở quận Tây Hồ, bạn có thể ra quảng trường Ba Đình lịch sử, vào lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem lễ chào cơ, hạ cờ buổi sáng và tối… Ngoài ra, các quận nội thành còn có nhiều trung tâm giải trí, trung tâm mua sắm để bạn thỏa thích khám phá.

Huyện Phú Xuyên cách Sơn Tây 77 km.

Huyện Ba Vì cách Sơn Tây 14 km.

Huyện Chương Mỹ cách Sơn Tây 39 km.

Huyện Đan Phượng cách Sơn Tây 22 km.

Huyện Đông Anh cách Sơn Tây 44 km.

Huyện Gia Lâm cách Sơn Tây 64 km.

Huyện Hoài Đức cách Sơn Tây 26 km.

Huyện Mê Linh cách Sơn Tây 49 km.

Huyện Mỹ Đức cách Sơn Tây 58 km.

Huyện Phúc Thọ cách Sơn Tây 16 km.

Huyện Quốc Oai cách Sơn Tây 27 km.

Huyện Sóc Sơn cách Sơn Tây 59 km.

Huyện Thạch Thất cách Sơn Tây 16 km.

Huyện Thanh Oai cách Sơn Tây 55 km.

Huyện Thanh Trì cách Sơn Tây 58 km.

Huyện Thường Tín cách Sơn Tây 64 km.

Huyện Ứng Hòa cách Sơn Tây 61 km.

Các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn giữ được nhiều nét mộc mạc ở vùng quê Bắc Bộ xưa, vì vậy, nếu đến thăm các vùng đất này, bạn sẽ được tìm hiểu nhiều nét văn hóa Bắc Bộ.

Trên đây là những chỉ dẫn về khoảng cách, đường đi từ Hà Nội đến Sơn Tây. Hi vọng với quãng đường không quá dài bạn sẽ có một hành trình thú vị và thoải mái

Thị xã Sơn Tây tọa lạc ở phía Tây Bắc TP. Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35 - 45km về phía Tây và Tây Bắc. Phạm vi ranh giới của thị xã này như sau:

Phía Bắc thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Nam thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Phía Đông thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. Phía Tây thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

Sơn Tây có tổng diện tích đất tự nhiên là 113,5 km2; quy mô dân số theo số liệu thống kê năm 2019 vào khoảng 146.856 người. Mật độ dân số 2.067 người/km2.

Về địa hình, tương tự huyện Ba Vì, địa hình Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, thấp dần từ Tây sang Đông với 2 dạng địa hình chính: Vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Địa hình đa dạng mang lại cho Sơn Tây thảm thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên xanh mát, tiềm năng để phát triển du lịch.

Về khí hậu, thị xã Sơn Tây thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng bởi mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông hanh khô, lượng mưa ít. Với 4 mùa rõ rệt, Sơn Tây có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Hiện tại, thị xã Sơn Tây có tổng cộng 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 6 xã (Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Kim Sơn, Đường Lâm, Cổ Đông) và 9 phường (Xuân Khanh, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Trung Hưng, Sơn Lộc, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Lê Lợi).

Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III vào ngày 30/05/2006. Ngày 02/08/2007, Chỉnh phủ đã ban hành quyết định thành lập TP. Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào TP. Hà Nội. Theo đó, Chính phủ cũng đã ra nghị quyết chuyển TP. Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc TP. Hà Nội vào ngày 08/05/2009. Kể từ đó tới nay, Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 9 phường và 6 xã nêu trên.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ tọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Địa phương tích cực chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng, vật nuôi. Toàn thị xã hiện có 100 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm với giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt từ 1 - 3 tỷ đồng mỗi trang trại, mang lại công ăn việc làm cho hơn 800 lao động. Có khoảng 260 ha diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì phát triển. Bên cạnh đó còn có mô hình sản xuất rau an toàn ở phường Viên Sơn, Xuân Sơn, Sơn Đông.

Sơn Tây cũng đã chủ động quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp cũng như đầu tư vào các vùng du lịch, nhất là du lịch văn hóa - lịch sử như hồ Xuân Khanh, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, du lịch Đồng Mô, Thành cổ Đền Và - làng cổ Đường Lâm,... Tổng kết năm 2020, thị xã Sơn Tây đã hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng 9,9%.

Định hướng trong những năm tới, thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp hỗ trợ). Cùng với đó, duy trì và phát triển các làng nghề, các nghề truyền thống có giá trị kinh tế. Đối với nông nghiệp, tiếp tục phát triển theo sản xuất hàng hóa bền vững, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...

Hạ tầng giao thông tại thị xã Sơn Tây ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn Sơn Tây gồm Quốc lộ 32 kết nối thị xã với trung tâm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Các tuyến Quốc lộ 21A (đường Cuba), Quốc lộ 2C kết nối Sơn Tây với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có đường tránh Quốc lộ 32 đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn.

Cùng với đó, thị xã Sơn Tây có 6 tuyến tỉnh lộ (TL413, TL414, TL414B, TL416, TL417, TL418; 23 tuyến phố; 31 tuyến đường liên xã và nhiều đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng khác. Thời gian tới, Sơn Tây tập trung nguồn lực để nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32 và nhiều tỉnh lộ.

Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn thị xã Sơn Tây gồm sông Hồng, sông Tích, sông Hang tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy. Thực tế cho thấy, giao thông đường thủy của thị xã tập trung trên tuyến sông Hồng và 1 bến phà ở xã Đường Lâm, 1 cảng Sơn Tây, 1 bến khách du lịch hồ Đồng Mô, 8 bến bốc xếp hàng hóa, 4 bến khách ngang sông.