Chứng Cứ Chứng Minh Quan Hệ Cha Con Là Gì

Chứng Cứ Chứng Minh Quan Hệ Cha Con Là Gì

Khi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân có nhu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con và cần cung cấp các chứng cứ chứng minh quan hệ. Vậy chứng cứ chứng minh quan hệ là gì, gồm những loại chứng cứ nào và được quy định ra sao?

Khi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân có nhu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con và cần cung cấp các chứng cứ chứng minh quan hệ. Vậy chứng cứ chứng minh quan hệ là gì, gồm những loại chứng cứ nào và được quy định ra sao?

Các loại chứng cứ được xem là chứng minh quan hệ

Các loại giấy tờ được xem là chứng minh quan hệ phải đảm bảo là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trong đó có thể kể đến như: giấy khai sinh, giấy xét nghiệm ADN, giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ quan y tế nơi người mẹ đã thực hiện sinh con…

Cơ quan có thẩm quyền chứng minh quan hệ

Luật Hộ tịch 2014 quy định rõ việc nộp hồ sơ cũng như cơ quan có thẩm quyền chứng minh quan hệ gồm các cơ quan sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Thông thường, các văn bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha, mẹ, con đều dựa trên kết luận giám định ADN. Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật, kết quả đăng ký hộ tịch nhận cha, mẹ, con sẽ bị hủy.

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. ​ Xem thêm: Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất

I. Chứng cứ chứng minh quan hệ được hiểu như thế nào?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về thế nào là chứng cứ chứng minh quan hệ. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là văn bản, chứng cứ chứa đựng những thông tin có giá trị thể hiện một cá nhân có mối quan hệ thân thích với một cá nhân khác, ví dụ như quan hệ về mặt huyết thống, cha - con, mẹ - con.

Chứng cứ chứng minh quan hệ có thể là giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, bản xét nghiệm ADN…

Nguồn chứng cứ chứng minh có được xem là tài liệu để cung cấp cho Tòa không?

Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ thì chứng cứ chứng minh quan hệ được giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án thì được xem là hợp pháp và là tài liệu để Tòa án giải quyết vụ án.

Trình tự và thủ tục chứng minh quan hệ như thế nào?

Căn cứ quy định tại Luật Hộ tịch 2014 hiện nay, thủ tục chứng minh quan hệ (hay thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con) được thực hiện tại UBND cấp xã hoặc cấp huyện. Theo đó:

- Đăng ký tại UBND cấp xã (Điều 25 Luật Hộ tịch 2014):

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

- Đăng ký tại UBND cấp huyện (Điều 44 Luật Hộ tịch 2014):

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

Chứng cứ để chứng minh quan hệ mẹ con được thực hiện như thế nào?

Chứng cứ để chứng minh quan hệ mẹ con (hay đăng ký nhận mẹ, con) được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

- Mẹ, con cung cấp văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ mẹ con.

Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định nêu trên thì các bên lập văn bản cam đoan về mối quan hệ mẹ, con và bắt buộc phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ mẹ, con này.

- Người yêu cầu đăng ký nhận mẹ, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận mẹ, con các bên phải có mặt.