To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video
To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video
Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Không giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ sẽ sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở”, những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho cô nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không?…hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?…hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ?…hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?
Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lầm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.
Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những ích lợi của STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của phương pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non.
Sau khi tham gia khóa học STEM/ STEAM, anh/chị sẽ hiểu được:
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ : TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VTE Add: Số 122/12E Tạ Uyên, P.4, Q.11, TP.HCM CN1: 10B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM CN2: 80 đường GS1, P. Đông Hòa, TX.Dĩ An, Bình Dương Hotline : 0909 145 089 – 0985 34 66 33 (Ms Phương) Email: [email protected] Web: https://tuyensinhtoanquoc.net/
Trại hè là khoản thời gian trẻ vui chơi, kết bạn và hòa mình vào thiên nhiên để học những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, trại hè tại hệ thống trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS) không chỉ là cơ hội để trẻ thư giãn mà còn là dịp để các em khám phá bản thân thông qua các trò chơi STEAM. Hãy cùng tìm hiểu trại hè mầm non tại VAS có điều gì thú vị qua bài viết dưới đây nhé!
Trại hè mầm non “Mở khóa STEAM” thuộc hệ thống trường mầm non quốc tế VAS diễn ra vỏn vẹn trong 10 tuần với nhiều khám phá chuyên sâu và toàn diện trong các lĩnh vực “hot” hiện nay như:
Trại hè là khoảng thời gian vui tươi dành cho các em từ 2 - 5 tuổi nhằm khám phá tiềm năng bản thân cũng như phát triển những kỹ năng quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Bên cạnh đó là trang bị kiến thức nền tảng cho học sinh trong 5 lĩnh vực vừa nêu trên bằng hình thức các trò chơi STEAM. Thông qua phương pháp này, trẻ được kích thích khả năng tò mò, tìm tòi học hỏi và sáng tạo. Từ đó, xây dựng tình yêu thiên nhiên, khoa học, công nghệ ở trẻ ngay từ nhỏ.
Trại hè “Mở khóa STEAM” của hệ thống trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS)
Ngoài ra, trại hè mầm non tại VAS còn có:
Mỗi năm, đội ngũ VAS không ngừng cải tiến chương trình Trại hè để giúp mang đến sân chơi bổ ích cho các em học sinh, kích thích các em tham gia và mong muốn được tiếp tục trong những mùa hè tiếp theo. Thông qua trại hè, VAS hy vọng giúp mỗi học sinh đều có cơ hội khám phá bản thân, học thêm những bài học bổ ích, tăng tính tự lập và trường thành hơn.
Khám phá trại hè mầm non tại hệ thống trường quốc tế VAS
Để được tư vấn và đăng ký cho các em tham gia trại hè “Mở khóa STEAM”, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ Hotline: 0911 26 77 55 hoặc truy cập vào website: summercamp.vas.edu.vn. Trong đây sẽ có đầy đủ thông tin về các trại hè của VAS.
Để đăng ký tham gia trại hè, Quý phụ huynh vui lòng kéo xuống mục “Đăng ký ngay để giữ chỗ và được tư vấn chi tiết”. Tại đây Quý phụ huynh nhập:
Và cuối cùng là bấm nút “Gửi thông tin”, đội ngũ tư vấn VAS sẽ liên hệ với Quý phụ huynh trong thời gian sớm nhất để tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trại hè mầm non tại VAS là cơ hội để trẻ khám phá bản thân
Đặc biệt, VAS đang có chương trình ưu đãi khi đăng ký và đóng tiền trọn khóa:
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về mức phí trại hè, Quý phụ huynh vui lòng truy cập tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Theo chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nêu rõ Nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo là: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
STEM là viết tắt của Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING) và Toán học (MATH), còn chữ A trong STEAM chính là Nghệ thuật (ART).
Giáo dục STEM/STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm, học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trên thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM/STEAM, qua đó học sinh được cung cấp tri thức dựa trên trải nghiệm thực tế đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tuy duy phản biện, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết trình.
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Trong đó với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Với kỹ năng công nghệ, học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc.
Về kỹ năng kỹ thuật, học sinh được trang bị kỹ năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Và cuối cùng, kỹ năng toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – chủ đề, Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp Học qua thực hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.