VTV.vn - Muộn nhất trong 3 tháng tới, 100.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc bằng con đường xuất khẩu chính ngạch.
VTV.vn - Muộn nhất trong 3 tháng tới, 100.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc bằng con đường xuất khẩu chính ngạch.
Trước năm 2017, việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc khá đơn giản, nhưng từ khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo, cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký năm 2016 thì hoạt động này trở nên khó khăn hơn nhiều. Bằng chứng là chỉ có 22 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện và được AQSIQ cho phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đối mặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt của Trung Quốc, sự thay đổi về yêu cầu an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo lệnh 248, 249 của GACC. Ngay bản thân các doanh nghiệp đã có mã cũng phải thực hiện bổ sung hồ sơ theo công hàm 353 để không làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong đăng ký mới/bổ sung hồ sơ mã GACC do không nắm bắt kịp thời sự thay đổi về quy định, yêu cầu về giấy tờ, trình tự, thủ tục đăng ký/bổ sung hồ sơ trên hệ thống và cả các lỗi kỹ thuật liên quan đến hệ thống của phía Trung Quốc.
Với mục tiêu đồng hành, góp phần tháo gỡ khó khăn khi đăng ký xuất khẩu cho ngành gạo, SUTECH cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc chuyên nghiệp, trọn gói, hiệu quả.
SUTECH là đơn vị đi đầu cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký mã GACC tại Việt Nam. Chuyên gia, chuyên viên tư vấn, kỹ thuật của chúng tôi nắm vững các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ và trình tự đăng ký để tối ưu thời gian và hiệu quả đăng ký mã, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội xuất khẩu.
Dịch vụ được tối ưu hóa không chỉ từ việc nắm vững các yêu cầu của phía Trung Quốc và cơ quan chức năng Việt Nam mà còn từ kinh nghiệm đăng ký thực tế, xử lý lỗi sai, dự báo các vấn đề có thể xảy ra và hoàn chỉnh quy trình tư vấn.
Bên cạnh yêu cầu chung theo lệnh, mỗi sản phẩm, ngành hàng lại có những yêu cầu, điều kiện riêng cần đáp ứng để đăng ký mã xuất khẩu thành công. Do đó, việc có kinh nghiệm trong đăng ký xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giúp SUTECH có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.
SUTECH không cam kết chi phí rẻ nhất thị trường nhưng chúng tôi cam kết cung cấp báo giá minh bạch, hợp lý và trọn gói để doanh nghiệp có thể dự toán chi phí phù hợp, hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện.
Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin về đăng ký mã GACC cho gạo, cám gạo xin vui lòng liên hệ HOTLINE 0868.129.838 | 0868.221.838
Trong 22 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc được AQSIQ cấp phép, SUTECH vinh dự nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động bổ sung hồ sơ đăng ký đáp ứng công hàm 353 đối với các đơn vị đăng ký nhanh năm 2021. Ngoài ra, SUTECH cũng tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất gạo khác để có mã xuất khẩu vào thị trường này. Các khách hàng tiêu biểu của chúng tôi bao gồm:
Công Ty Cổ Phần Nông Sản Vinacam
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kiên Giang
Công Ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn ( Thuộc Tập Đoàn Lộc Trời)
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex
Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn đăng ký mã xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc trọn gói!
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), sau khi xuất khẩu gạo đạt liên tiếp trên 1 triệu tấn/tháng trong tháng 3 và tháng 4, trong các tháng gần đây đã chững lại ở mức trên dưới 800.000 tấn/tháng.
9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 4,35 tỉ USD, tăng 23%
Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 4,35 tỉ USD, tăng 23%.
Trong 9 tháng qua, gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường ASEAN với 5,06 triệu tấn, chiếm 73% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Cạnh đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là 241.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm trước.
Với mặt hàng rau quả, xuất khẩu 9 tháng năm 2024 ghi nhận tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do xuất khẩu quả sầu riêng tăng cao.
Cụ thể, trong 9 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả đạt 5,64 tỉ USD, tăng 33,9% (tương ứng tăng 1,43 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 0810.60.00) đạt 2,66 tỉ USD, tăng 63,7%, tương ứng tăng 1,04 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu quả thanh long (mã HS 0810.90.92) lại chỉ đạt 375 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, 9 tháng qua, hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc với 3,79 tỉ USD, tăng 37,8% (tương ứng tăng 1,04 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 67% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tổng cục Hải quan thông tin thêm, lượng xuất khẩu cà phê trong 9 tháng năm 2024 giảm nhưng đơn giá bình quân tăng mạnh.
Cụ thể, tổng lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,11 triệu tấn, giảm 11,7%. Đơn giá bình quân xuất khẩu nhóm hàng này tăng tới 56% nên trị giá đạt 4,31 tỉ USD, tăng tới 37,8% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT), hiệp hội, các DN xuất khẩu gạo cần tính toán giải pháp cụ thể và có kế hoạch định hướng lâu dài.
Nguyên nhân sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu?
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 241.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm trước. Một con số đáng lo ngại trong bối cảnh sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung đang tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường.
Năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, tụt 1 bậc so với năm 2022, đứng sau Philippines và Indonesia, chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu được 917.255 tấn với kim ngạch đạt khoảng 530,6 triệu USD (giá bình quân 578 USD/tấn; cao hơn so với Philippines và Indonesia lần lượt là 559 USD và 549 USD/tấn).
Số liệu thống kê trước đó cho thấy, trong nhiều năm qua Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam. Năm 2012, quốc gia tỷ dân này trở thành khách hàng lớn nhất, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Giai đoạn 2017 - 2022, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam ghi nhận sự biến động tương đối lớn.
Riêng năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu lên đến 1 tỷ USD sản phẩm gạo của Việt Nam, nhưng đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 240 triệu USD và phục hồi trong giai đoạn 2020 và 2021 nhưng có xu hướng giảm trong 2 năm trở lại đây. Xét về tỷ trọng kim ngạch, bình quân, trong 10 năm qua, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Phân tích của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, một số khó khăn khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm đó là việc hằng năm Trung Quốc ban hành hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo. Trong những năm trở lại đây, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc không thay đổi nhiều. Năm 2023, hạn ngạch nhập khẩu gạo của nước này ở mức 5,32 triệu tấn, trong đó hạn ngạch dành cho gạo hạt dài với 2,66 triệu tấn và gạo hạt ngắn với 2,66 triệu tấn.
Đáng nói, trong nhiều năm nay, lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm mức dưới 4% tổng sản lượng sản xuất gạo trong nước. Trong đó, một số loại gạo chất lượng cao được bổ sung vào tiêu thụ ở phân khúc gạo cao cấp, một số loại gạo phổ thông dùng để phối trộn với các loại gạo của sở tại hoặc được chế biến, đóng gói theo thương hiệu của DN Trung Quốc.
“Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có xu hướng giảm với một trong những lý do là Trung Quốc hạn chế số lượng DN gạo được phép xuất khẩu sang nước này. Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép 21 DN được phép xuất khẩu gạo sang thị trường này trong tổng số khoảng 200 DN gạo Việt Nam đã được cấp phép” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam cho hay.
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng tương đối cao bên cạnh việc các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì. Qua công tác nắm tình hình, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai nhận thấy, bao bì gạo của Thái Lan, Lào có mặt tại hệ thống siêu thị của Trung Quốc (thậm chí cả hệ thống siêu thị khu vực phía Bắc Trung Quốc - khu vực tương đối khắt khe về chất lượng hàng hóa và yêu cầu về bao bì) được đóng gói chắc chắn, bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc.
Chú trọng nghiên cứu,phát triển thị trường
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, từ ngày 2 - 6/12, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Dự kiến, sẽ có 10 - 18 DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu gạo, có tiềm lực và uy tín tham gia đoàn xúc tiến thương mại gạo sang Trung Quốc.
Theo thông tin từ ban tổ chức, đoàn công tác sẽ giới thiệu trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc; tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp cho DN hai bên để tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh thông qua các hoạt động, như: tổ chức Hội thảo B2B về thương mại gạo giữa các DN xuất khẩu Việt Nam và DN nhập khẩu tại Trung Quốc; làm việc tại một số hệ thống nhà xưởng, kho bãi, vận tải và một số DN nhập khẩu gạo lớn tại Trung Quốc; tìm hiểu hệ thống và cách thức phân phối, bán lẻ và tiêu thụ của người tiêu dùng Trung Quốc, từ đó xây dựng phương thức thâm nhập trực tiếp, gia tăng thị phần tại thị trường trên.
Bộ Công Thương cần tìm hiểu và đánh giá tổng quan thị trường Trung Quốc, phân tích ưu nhược điểm, sự khác biệt vùng miền, từ đó có những chiến lược xuất khẩu phù hợp tại thị trường này. Để duy trì thị phần và xây dựng được niềm tin nơi khách hàng, DN cần phải quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thấu hiểu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương ở Trung Quốc.Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Trọng Thủy
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, đoàn công tác sẽ làm việc với cơ quan quản lý phía bạn và Hiệp hội DN có liên quan để tìm hiểu về định hướng chính sách, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, các quy định về xuất nhập khẩu gạo, từ đó hỗ trợ DN Việt Nam nắm bắt thông tin, chủ động có kế hoạch làm việc, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Còn theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, dư địa và cơ hội để xuất khẩu gạo sang Trung Quốc còn rất lớn. DN xuất khẩu Việt Nam cần tăng khả năng thích ứng và độ linh hoạt cao để tận dụng hiệu quả các cơ hội này.
Hiện nay dòng gạo thơm, gạo cao cấp, gạo ST đang được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc nên Bộ Công Thương khuyến cáo các DN tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường tiềm năng bậc nhất này. Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hỗ trợ các thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hoàn thiện hồ sơ đăng ký dữ liệu cơ sở chế biến xuất khẩu, tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.
Để đồng hành cùng ngành lúa gạo Việt Nam, cũng như DN xuất khẩu gạo nói riêng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới.
Nêu quan điểm về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Trọng Thủy nhận định, cơ quan quản lý cần chú trọng hơn công tác nghiên cứu, phát triển thị trường Trung Quốc để định hướng sản xuất. Hiện chưa có một nghiên cứu thống kê tổng thể nhu cầu về chủng loại, lượng tiêu thụ đối với từng khu vực, tỉnh, TP nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc; những điểm đáng chú ý riêng về tiêu dùng như bao bì, mẫu mã cũng như quy định của Trung Quốc liên quan đến nhập khẩu gạo Trung Quốc.
“Đây sẽ là cơ sở quan trọng để chỉ ra sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và chính sách xuất, nhập khẩu gạo của Trung Quốc, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ và có giá trị cho việc hoạch định chính sách nhằm mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường này” - chuyên gia Nguyễn Trọng Thủy nhấn mạnh.
Để bảo đảm hoạt động giao dịch kinh doanh tại thị trường Trung Quốc được thuận lợi, DN nên thông qua hệ thống các Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam, các Thương vụ hoặc Chi nhánh Thương vụ để tìm kiếm các đối tác kinh doanh phù hợp, có uy tín tại Trung Quốc. Các hoạt động giao dịch cũng phải bảo đảm dựa trên hợp đồng thương mại quốc tế chi tiết, rõ ràng.Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam