Thuế Suất Nhập Khẩu Mfn

Thuế Suất Nhập Khẩu Mfn

Quý anh/chị có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần báo

Quý anh/chị có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần báo

Khi ban hành biểu thuế thuế suất, thuế xuất nhập khẩu thì cần đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì khi ban hành biểu thuế thuế suất, thuế xuất nhập khẩu thì cần đảm bảo nguyên tắc như sau:

- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.

Bên cạnh đó, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định tại Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

- Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:

+ Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;

+ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

+ Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

- Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.

- Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Xuất khẩu 6,5 triệu tấn thép trong 10 tháng

Các doanh nghiệp thép Việt Nam đã nỗ lực để phát triển thương hiệu sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới nhằm phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 10 tháng/2021, Việt Nam đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn thép các loại đến các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ, EU… kể cả Trung Quốc, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, đối với mặt hàng thép xây dựng công suất của Việt Nam là 18 triệu tấn, năm 2020, Việt Nam sản xuất 12 triệu tấn. Riêng thép xây dựng nếu có cơ chế tốt thì Việt Nam có khả năng xuất khẩu. Đối với thép tôn mạ, công suất 9,6 triệu tấn, sản xuất năm 2020 là 4,6 triệu tấn.

Như vậy, 2 mặt hàng vừa điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN hiện nay có nguồn cung trong nước đã đáp ứng hoàn toàn được nhu cầu thị trường nội địa. Các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng đã nỗ lực để phát triển thương hiệu sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới nhằm phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau khi đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã ký 15 FTA với các quốc gia, trong đó đều tuân thủ các quy tắc thương mại, thì mặt hàng thép xuất khẩu cũng đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và xuất xứ hàng hóa để gia tăng xuất khẩu.

Quý III/2021, thép xây dựng nhu cầu thấp, tiêu thụ nội địa giảm mạnh, ngành thép đã phải cố gắng duy trì sản xuất và tìm cách xuất khẩu, hạn chế sức ép dư cung. Tuy nhiên, giá thép trên thị trường đứng ở mức cao còn có nguyên nhân nguyên liệu đầu vào sản xuất thép trên thế giới đang ở chu kỳ giá cao cộng hưởng hoạt động của nhiều ngành kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục sau dịch Covid-19.

PV: Bước vào sân chơi quốc tế sẽ xảy ra 2 tình huống: nếu nhà nước mãi bảo hộ sẽ khiến DN “không lớn”, nhưng nếu mở rộng cửa, giảm thuế nhập khẩu thì DN chịu áp lực cạnh tranh của hàng ngoại nhập, buộc phải thích ứng, phát triển. Vậy ngành thép Việt Nam đã có giải pháp nào để đứng vững phát triển, thưa ông?

Ông Nghiêm Xuân Đa: Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 15 FTA điều này vừa tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như đòi hỏi các ngành sản xuất phải thích ứng để phát triển…

Nghị định 101/2021/NĐ-CP đã được ban hành, ngành thép ủng hộ, tuân thủ và sẽ triển khai có hiệu quả trong thời gian tới. Chúng tôi xác định đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội đòi hỏi DN sản xuất thép không ngừng đổi mới công nghệ, giảm chi phí giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hậu Covid-19 hiện nay.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, đề nghị các bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng và sớm ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm tôn mạ, tôn phủ màu. Đồng thời, hướng dẫn quy trình tham gia của các bên như cơ quan nhà nước, hiệp hội, DN để có tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Quy chuẩn Việt Nam cũng cần thích ứng với tiêu chuẩn của các quốc gia khác để sản phẩm Việt Nam có thể đẩy mạnh, bán ra thị trường nước ngoài.

Điều quan trọng nữa là đối với ngành thép việc đầu tư sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo chiến lược dài hơi, nên rất mong muốn những thay đối về mặt chính sách của Nhà nước (ví dụ như chính sách thuế xuất nhập khẩu) đến ngành thép được thực hiện có lộ trình, để DN sản xuất thép có thời gian điều chỉnh kế hoạch và thích ứng.

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay pháp luật không có định nghĩa như thế nào là thuế suất thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì có thể hiểu rằng thuế suất thuế xuất nhập khẩu là mức thuế áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ khi chúng được giao thương qua biên giới quốc gia.

Thuế này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh luồng thương mại và đảm bảo nguồn thu nhập cho quốc gia

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)

Hỗ trợ ngành thép trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, bảo hộ sản xuất trong nước, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là xu hướng được các quốc gia lớn áp dụng. Qua thống kê ngành thép những năm vừa qua phải đối mặt với 66 vụ kiện, chiếm đa phần trong các vụ kiện về sản phẩm của Việt Nam tham gia xuất khẩu.

Để ngành thép phát triển, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng mong muốn nhà nước có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ sản xuất trong nước, ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ DN trong việc xúc tiến thương mại xuất khẩu các mặt hàng thép. Hiện nay thép Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 30 thị trường và có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Việt Nam đã ký kết FTA và các quốc gia trong các FTA đã ký kết và sắp có hiệu lực.

(Theo thoibaotaichinhvietnam.vn)

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với xe ô tô đã qua sử dụng ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 26/2023/NĐ-CP thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với xe ô tô đã qua sử dụng quy định như sau:

- Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục 3 Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.

- Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và từ 10 đến 15 chỗ ngồi thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục 3 Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.

- Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 16 chỗ ngồi trở lên thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ đã qua sử dụng dùng để chở hàng hoá có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.

- Các loại xe ô tô khác đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô chưa qua sử dụng cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại Mục 1 Phụ lục 2 Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.