Chúng ta cùng học một số cụm từ trong tiếng Anh có nghĩa gần nhau như teaching method, pedagogical method và educational philosophy nha!
Chúng ta cùng học một số cụm từ trong tiếng Anh có nghĩa gần nhau như teaching method, pedagogical method và educational philosophy nha!
Phương pháp học tập cá nhân hoá tập trung vào sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích cá nhân của từng học sinh. Tính cá nhân hóa sẽ được thể hiện qua độ tiếp thu kiến thức và khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ. Vậy nên, các giáo viên cũng cần thiết kế giáo án dạy học dựa trên sự đa dạng này. Đồng thời, việc đánh giá, kiểm tra năng lực cũng cần cá nhân hoá để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với từng học sinh. Theo đó, kết quả đánh giá năng lực chính xác cũng sẽ giúp các em nhận ra khả năng của mình, các em sẽ học tập một cách có trách nhiệm và tự chủ hơn.
Với học viên trình độ tiếng Anh tốt, phương pháp Linearthinking giúp họ kiểm soát được kiến thức và áp dụng chúng vào thực tế một cách hiệu quả. Học viên có thể sử dụng phương pháp này để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt trong việc tổng hợp và sắp xếp thông tin một cách logic.
Phương pháp dạy học phát triển năng lực đặc trưng bởi những điểm nổi bật sau đây:
Về mục tiêu: Quá trình giảng dạy tập trung vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết những vấn đề thực tế từ các tình huống, nhằm khuyến khích sự phát triển phẩm chất cá nhân của chính mình.Về nội dung giáo dục: Cách xây dựng nội dung giảng dạy cũng phải tuân theo mục tiêu đầu ra về năng lực, tập trung vào việc các em học sinh có thể linh hoạt áp dụng kiến thức vào mọi tình huống. Qua đó, trẻ được khuyến khích tư duy sáng tạo, phát triển khả năng giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình.
Về phương pháp dạy học: Trong khuôn khổ của mô hình giáo dục này, học sinh được đặt vào vị trí chủ động và tự quản trị trong quá trình học tập. Thầy cô giáo có vai trò như người cố vấn, hỗ trợ các em khi gặp khó khăn, nhưng không chiếm quyền kiểm soát toàn bộ buổi học. Điều này khuyến khích sự tự tin, sáng tạo và tư duy phản biện của trẻ.
Giáo viên sẽ là người hỗ trợ các em trong quá trình tiếp thu kiến thức mới
Về giáo án: Giáo trình được thiết kế theo từng nhóm học sinh, tuỳ thuộc vào khả năng và đặc điểm riêng của từng nhóm, thay vì sử dụng giáo án chung như trước đây. Điều này tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình học tập, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân của từng em.
Về hình thức tổ chức buổi học: Đẩy mạnh các hoạt động và tạo ra các tình huống thực tế, nhằm cung cấp cơ hội cho học sinh tìm kiếm, khám phá và xây dựng kiến thức. Việc tạo ra những bối cảnh học tập đa dạng và thú vị giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Về môi trường học tập: Không gian học tập trong phương pháp này mang tính linh hoạt và cởi mở. Ngoài không gian lớp học truyền thống, học sinh còn có cơ hội tham gia vào các môi trường học tập khác như công viên, phòng lab, phòng thí nghiệm hay hội trường lớn. Điều này giúp mở rộng không gian học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho sự khám phá, thực nghiệm và trải nghiệm thực tế.
Về tiêu chí đánh giá năng lực: Trong phương pháp dạy học phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên kiểm tra truyền thống mà còn tập trung vào tiêu chí đánh giá thể hiện chuẩn đầu ra môn học và khả năng áp dụng vào thực tế. Học sinh được khuyến khích tự đánh giá bản thân và đưa ra ý kiến dựa trên các tiêu chí rõ ràng, đồng thời nhận được phản hồi từ giáo viên để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong quá trình học tập.
Một khía cạnh quan trọng trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là khuyến khích học sinh phát triển thói quen tự học, tự giác suốt đời. Để đạt được điều này, giáo viên cần định hướng trẻ suy nghĩ, khám phá và tự lĩnh hội kiến thức để đạt được mục tiêu của bài học. Khi các em nhận thức được rằng kiến thức là để hiểu, áp dụng và không chỉ vì mục đích đạt thành tích hay điểm số, phương pháp này sẽ khơi gợi sự sáng tạo và khả năng tìm kiếm tài liệu, góp phần nâng cao tính chủ động và tinh thần tự học ở các em
Trong quá trình dạy và học, việc tích hợp kiểm tra và đánh giá là cần thiết để thúc đẩy động lực học tập và liên tục nâng cao kiến thức của học sinh. Điều này giúp trẻ nhận thức rằng kiến thức và năng lực là hai yếu tố bổ sung cho nhau. Khi các em nhận thức được mục tiêu đánh giá không chỉ là để đạt điểm số mà còn để đánh giá khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế, các em sẽ trở nên tự chủ và chủ động hơn trong quá trình rèn luyện và học tập.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng các hoạt động kết hợp học tập đa dạng như khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, sách giáo khoa, chơi trò chơi, làm việc nhóm,... Nhờ vào những hoạt động này, học sinh sẽ có cơ hội tự tìm tòi, nghiên cứu và ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn, đồng thời phát triển năng lực toàn diện. Môi trường học tập sôi động và hào hứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học trở nên chủ động và hiệu quả nhất.
Có thể nói, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ bao quát hơn so với cách dạy truyền thống vì hình thức này tập trung chủ yếu vào sự phát triển toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Lấy ví dụ về bài học Địa lý lớp 7 về ô nhiễm môi trường, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phương pháp truyền thống có sự khác biệt rõ ràng trong việc đặt mục tiêu bài học. Ở phương pháp truyền thống, mục tiêu chính là để học sinh ghi nhớ khái niệm về ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp phát triển năng lực đặt ra mục tiêu cho các em tham gia vào quá trình thảo luận nhóm và trình bày 3 phương án khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường.
So sánh giữa hai mục tiêu bài học này, ta thấy điểm chung là cả hai đều có sự tập trung vào học sinh và kết quả buổi học. Tuy nhiên, phương pháp phát triển năng lực có yếu tố quá trình phát triển, nơi mà trẻ được khuyến khích suy nghĩ từ nguyên nhân đến giải pháp và khái quát thành phương án thực tế. Điều này giúp hình thành năng lực giải quyết vấn đề, khắc phục vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp truyền thống tập trung chủ yếu vào việc các em chỉ nhớ kiến thức nội dung, mà không thúc đẩy phát triển kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề. Điều này có thể khiến kiến thức thô đã được học của các em mất đi tính ứng dụng và dễ dàng bị lãng quên.
Phương pháp dạy theo phát triển năng lực tập trung vào sự lĩnh hội kiến thức toàn diện
Phương pháp phát triển năng lực
- Chung chung, không rõ ràng cụ thể.
- Kiến thức khô khan, chủ yếu chỉ lấy từ sách giáo khoa.
- Tập trung vào điểm số, thành tích, thi cử thay vì năng lực.
- Chi tiết, cụ thể, dễ quan sát và đánh giá.
- Kiến thức chủ yếu thông qua sự tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh từ nhiều nguồn tài liệu và sách tham khảo đa dạng.
- Tập trung vào năng lực cá nhân thay vì thành tích.
- Gắn với khoa học chuyên ngành
- Nội dung được thiết kế theo kiến thức phổ thông cho mọi đối tượng. Thường là học theo một chiều thông qua sách giáo khoa.
- Học sinh có kiến thức nhưng khó áp dụng vào thực tế.
- Gắn với thực tế và các môn khoa học theo xu hướng hiện đại, toàn cầu hóa.
- Thiết kế nội dung dạy theo mô hình phân hóa trình độ và năng lực của mỗi học viên.
- Nội dung được giảng dạy theo hai chiều, có chiều sâu và trình tự từng dự án.
- Học sinh vừa nắm rõ kiến thức vừa có thể ứng dụng.
- Giáo viên là chủ buổi dạy học.
- Học sinh tiếp thu một cách thụ động, chủ yếu dựa vào giáo viên.
- Giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy thuyết trình truyền thống.
- Học sinh làm trung tâm, tự chủ trong buổi học.
- Học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các dự án.
- Giáo viên tập trung vào các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành, trải nghiệm,...
- Thiên về lý thuyết với quy mô chung toàn lớp học.
- Thiên về thực hành với cách vận hành theo từng nhóm nhỏ hoặc dự án cá nhân.
- Dựa trên khả năng học thuộc bài.
- Đánh giá định kỳ qua các điểm số, tiêu chuẩn rập khuôn.
- Dựa trên khả năng thực hành và vận dụng.
- Quá trình đánh giá được tích hợp với dạy học.
- Đánh giá ở mọi thời điểm của các học sinh.
- Học sinh trở nên thụ động, ít có tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.
- Học sinh chủ động, tự tin, có khả năng tư duy và sáng tạo.